Shopee được bình chọn là sàn TMĐT số 1 năm 2022 vừa qua (theo Reputa). Hiện Shopee đã có mặt tại các nước như Singapore; Malaysia; Thái Lan; Đài Loan; Indonesia; Việt Nam; Philippines; Brazil; Mexico; Colombia; Chile và Ba Lan. Từ khi xuất hiện dưới mô hình sàn TMĐT năm 2015 đến nay, Shopee đã có nhiều bước tiến nổi bật. Chiến lược marketing của Shopee có gì đặc biệt? Truyền thông Jamina mời bạn cùng tìm hiểu thêm về sàn TMĐT số 1 Việt Nam hiện nay qua bài dưới đây.
Sơ lược về sàn TMĐT Shopee
Shopee là nền tảng thương mại điện tử đa kênh được thành lập vào năm 2015 và thuộc sở hữu của Công ty Garena. Shopee đã nhanh chóng trở thành ứng dụng TMĐT phổ biến giúp khách hàng mua sắm trực tuyến dễ dàng tại khu vực Đông Nam Á.
Khách hàng mục tiêu của Shopee là những người thuộc thế hệ gen Z và Millennials trong độ tuổi 18-35. Đây là các thế hệ sinh ra trong thời kỳ bùng nổ internet, yêu thích mua sắm trực tuyến và sống hiện đại.
Đối thủ cạnh tranh chính của Shopee là các sàn TMĐT như: Tiki, Lazada và vừa qua là sàn TMĐT của Tiktok. Cuộc chiến giữa các “ông lớn” vẫn diễn ra liên tục nhằm cạnh tranh thị phần.
Từ Shopee, khách hàng có thể truy cập đa dạng các nền tảng để tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Một số gian hàng phổ biến trên Shopee được người dùng yêu thích như: Shopee Mall, Shopee Premium, Shopee Food, Shopee Supermarket…
Đặc trưng của Shopee là mang đến vô vàn khuyến mại ưu đãi cho khách hàng. Khách hàng thường nhận được nhiều lợi ích khi mua sắm tại Shopee như:
- Miễn phí vận chuyển
- Nhiều voucher Hot, các chương trình Flash Sale thường xuyên với giá tận gốc, lãi 0 đồng từ các đơn vị kinh doanh.
- Được đảm bảo quyền lợi khách hàng khi có vấn đề xảy ra. Ví dụ đổi trả hàng miễn phí
- Được đánh giá, chia sẻ cảm nhận về hàng hoá khi mua sắm.
Để đứng vững trong thị trường TMĐT, Shopee đã sử dụng nhiều chiến lược marketing thông minh. Mời bạn đọc tìm hiểu về các chiến lược marketing của Shopee và những “cơn địa chấn” tạo ra trong ngành TMĐT.
Phân tích mô hình SWOT của Shopee
Trước khi phân tích mô hình SWOT của Shopee, bạn đọc có thể tìm hiểu khái niệm về mô hình này tại đây. Đây là mô hình quan trọng được các nhà quản lý sử dụng khi nghiên cứu kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing của doanh nghiệp. Hiểu tổng quan SWOT bao gồm”
- Strengths (thế mạnh)
- Weaknesses (Điểm yếu)
- Opportunities (Cơ hội)
- Threats (Thách thức)
Chúng ta sẽ cùng phân tích chiến lược marketing của Shopee qua mô hình SWOT của Shopee như sau:
BẢNG PHÂN TÍCH SWOT SHOPEE | |||
Thế mạnh (Strengths) | Điểm yếu (Weaknesses) | Cơ hội (Opportunities) | Thách thức (Threats) |
Sự hiện diện mạnh mẽ trên thị trường: giữ vị thế dẫn đầu sàn TMĐT với lượt truy cập lớn nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á. | Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận thấp. | Tiềm năng tăng trưởng thị trường thương mại điện tử | Sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ lớn |
Sự đa dạng về sản phẩm, hình thức thanh toán, chính sách linh hoạt. | Vấn đề về độ tin cậy: không kiểm soát được chất lượng sản phẩm dẫn tới nhiều sản phẩm kém chất lượng và bán phá giá | Mở rộng dịch vụ giao hàng và tăng cường đáp ứng khách hàng | Sự gia tăng của các đối thủ mới trong thị trường |
Giao diện thân thiện với người dùng | Khai thác tiềm năng tăng trưởng của thị trường di động | Thay đổi xu hướng và sở thích của người tiêu dùng | |
Nhiều chiến lược marketing hấp dẫn thành công và hiệu quả. | Tăng cường hợp tác với các thương hiệu nổi tiếng | Quy định pháp lý và chính sách thương mại của các quốc gia |
Chiến lược sản phẩm của Shopee (Product)
Chiến lược sản phẩm đóng góp một phần không nhỏ vào thành công của Shopee. Shopee đã thực hiện nhiều chiến lược marketing thông minh về sản phẩm như:
Đa dạng sản phẩm
Shopee cung cấp một loạt các sản phẩm từ nhiều danh mục khác nhau, như điện tử, thời trang, làm đẹp, đồ gia dụng và nhiều hơn nữa. Điều này đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Chất lượng sản phẩm
Shopee đặt sự chú trọng vào chất lượng sản phẩm để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Công ty thường xuyên kiểm tra và đánh giá các nhà cung cấp để đảm bảo rằng sản phẩm được bán trên nền tảng đáng tin cậy.
Sản phẩm tương thích với di động
Shopee có một ứng dụng di động mạnh mẽ, cho phép người dùng dễ dàng truy cập và mua hàng trên điện thoại di động. Điều này mang lại sự tiện lợi và linh hoạt cho khách hàng. Shopee đầu tư nền tảng mobile app và online website, dẫn đầu xu hướng TMĐT trên nền tảng di động (M-Commerce & Mobile Commerce).
Shopee liên tục nâng cấp, tối ưu và phát triển các nền tảng ứng dụng của mình phục vụ nhu cầu mua sắm tiện lợi của khách hàng.
Nhiều tính năng độc lạ
Bằng cách nghiên cứu thói quen và sở thích người dùng, người bán. Shopee đã tạo nên các tính năng hấp dẫn giúp quá trình mua bán được thúc đẩy nhanh chóng hơn. Ví dụ:
- Tính năng chat trực tiếp giúp người dùng hỏi đáp khi cần thắc mắc thông tin (Shopee Chat)
- Tính năng live-streaming giúp người dùng quan sát trực tiếp sản phẩm, mua sắm dễ dàng hơn mà không tốn thời gian đi lại (Shopee Live)
- Tính năng Shopee Feed giúp người mua – bán – thương hiệu chia sẻ cảm xúc, hoạt động cá nhân tạo thành mạng xã hội riêng trên Shopee.
Với chiến lược marketing về sản phẩm, Shopee luôn đầu tư cho nền tảng mua sắm trực tuyến. Shopee làm mọi cách để thúc đẩy quá trình mua bán trở nên nhanh chóng hơn. Với vai trò trung gian, Shopee thành công trong hành trình là “sứ giả” kết nối mua bán.
Chiến lược giá của Shopee
Trong chiến lược marketing của Shopee về giá, lợi ích khách hàng cuối cùng luôn được đặt lên hàng đầu. Shopee đã định giá sản phẩm theo chiến lược cạnh tranh. Nhờ đó, Shopee luôn nhận được sự ưu ái từ khách hàng và chiến thắng trong cuộc đua khắc nghiệt với các sàn TMĐT khác
Giá cạnh tranh
Shopee chú trọng đến việc cung cấp giá cả cạnh tranh để thu hút và duy trì khách hàng. Họ thường xuyên giảm giá và triển khai các chương trình khuyến mãi để tạo ra sự hấp dẫn và đánh bại đối thủ cạnh tranh. Chiến lược này giúp Shopee xây dựng một hệ thống giá cả hấp dẫn, đáng tin cậy. Đồng thời giúp khách hàng tiết kiệm hơn khi mua sắm.
Ưu đãi và khuyến mãi
Shopee thường triển khai các chương trình ưu đãi và khuyến mãi để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Điều này bao gồm giảm giá, mã giảm giá, voucher, giao hàng miễn phí, và các ưu đãi đặc biệt khác. Bằng cách cung cấp những ưu đãi này, Shopee tạo ra sự kích thích mua sắm cho khách hàng.
Đối tác với nhà cung cấp
Shopee xây dựng mối quan hệ đối tác với các nhà cung cấp để đảm bảo giá cả hợp lý và cạnh tranh. Họ cung cấp các giải pháp phân phối và hỗ trợ để giúp nhà cung cấp tối ưu hóa quy trình kinh doanh và giảm chi phí, từ đó giảm giá bán cho khách hàng.
Khả năng đàm phán và trao đổi
Shopee cho phép người mua và người bán đàm phán và trao đổi về giá cả và điều kiện giao dịch. Điều này mang lại sự linh hoạt và khả năng thương lượng cho khách hàng, giúp họ tìm được giá hợp lý và cảm thấy hài lòng với giao dịch.
Đánh giá sản phẩm
Shopee cung cấp một hệ thống đánh giá và nhận xét sản phẩm từ khách hàng. Điều này giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan về chất lượng và giá trị của sản phẩm. Thông qua việc đánh giá, Shopee khuyến khích các nhà cung cấp nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị để cạnh tranh hiệu quả trên nền tảng của họ.
Chiến lược phân phối của Shopee
Để xây dựng chiến lược marketing cho kênh phân phối, Shopee đã nhận thấy rằng: Khi mua sắm trên sàn TMĐT, phí vận chuyển là mối quan tâm hàng đầu của người mua và người bán. Đây là mấu chốt giải quyết bài toán khi chuyển dịch từ kênh truyền thống sang kênh online. Vì vậy Shopee đã xây dựng nhiều chiến lược phân phối đặc biệt như:
Hợp tác với các đơn vị vận chuyển
Shopee đã xử lý bài toán vận chuyển hóc búa bằng cách hợp tác với Vietnam Post, Viettel Post, Giao hàng nhanh, giao hàng tiết kiệm, J&T express và Grab Express…
Shopee tận dụng mạng lưới có sẵn của các hệ thống giao hàng trên toàn quốc, “bắt tay” cùng họ để tiết kiệm chi phí và thời gian cho người mua.
Khách hàng có thể mua số lượng ít, nhiều, Shopee đều hỗ trợ vận chuyển. Bằng cách freeship trên một số đơn hàng nhất định, Shopee cũng kích thích người mua mua thêm để hưởng lợi ích. Nhờ vậy, dù khách hàng ở thành thị hay nông thôn đều có thể tiếp cận mua sắm sản phẩm ưu đãi từ Shopee.
Đây thực sự là “nước cờ” cao tay của Shopee đánh thẳng vào tâm lý khách hàng.
Loại bỏ rào cản thanh toán
Khách hàng được chọn đa dạng hình thức thanh toán theo cách mà họ muốn. Bằng cách nghiên cứu sở thích và thói quen, Shopee đã xây dựng một loạt các hình thức vận chuyển khác nhau và khách hàng là người tự chọn phương thức.
- Khách hàng có thể thanh toán ngay, nhận hàng sau bằng cách kết nối với các thẻ tín dụng, Visa, master…
- Vận chuyển tiết kiệm, dài ngày với các đơn nhỏ
- Vận chuyển nhanh 2h, 4h, 24h vớiGrab Express
- Ship COD, mua trước trả sau, kiểm tra hàng khi nhận…
Shopee cũng liên kết đa dạng các ngân hàng và thường xuyên có các CTKM theo từng nhóm khách hàng.
Nền tảng trực tuyến
Shopee là một nền tảng thương mại điện tử trực tuyến, cho phép người bán và người mua kết nối và thực hiện giao dịch trên mạng. Điều này tạo ra một kênh phân phối tiện lợi và linh hoạt, cho phép khách hàng truy cập và mua hàng từ bất kỳ đâu và bất kỳ khi nào.
Hỗ trợ người bán
Shopee cung cấp nền tảng cho cả người bán cá nhân và các doanh nghiệp lớn. Điều này tạo ra một môi trường đa dạng và phong phú về sản phẩm, từ các sản phẩm nhỏ và độc lập đến các thương hiệu lớn. Điều này giúp khách hàng có nhiều lựa chọn và đảm bảo sự đa dạng trong sản phẩm được cung cấp trên nền tảng.
Phát triển hệ thống đối tác
Shopee hợp tác với các nhà cung cấp và đối tác chiến lược để mở rộng hệ thống phân phối của mình. Điều này bao gồm việc thiết lập các đối tác vận chuyển, đào tạo và hỗ trợ người bán, và xây dựng mối quan hệ đối tác để cung cấp các dịch vụ và giải pháp tốt hơn cho khách hàng.
Phân phối đa kênh
Shopee không chỉ hoạt động trên nền tảng trực tuyến mà còn tận dụng các kênh phân phối khác như cửa hàng bán lẻ trực tiếp và cung cấp tính năng giao hàng tại chỗ. Điều này giúp tăng cường tiếp cận và thuận tiện cho khách hàng, đồng thời tạo ra sự kết nối đa kênh giữa các kênh trực tuyến và ngoại tuyến.
Shopee luôn cố gắng để hiểu khách hàng nhiều nhất có thể. Shopee cũng dung hoà lợi ích giữa người mua và người bán. Để có những chiến lược marketing thông minh, Shopee luôn nghiên cứu insight khách hàng kỹ lưỡng. Đây là mấu chốt làm nên thành công của sàn TMĐT Shopee.
Chiến lược xúc tiến của Shopee
Cuối cùng, khi nhắc đến chiến lược marketing của Shopee, chúng ta không thể không nhắc tới chiến lược xúc tiến. Shopee đã ứng dụng linh hoạt chữ P thứ 4 trong mô hình marketing Mix của Philip Kotler: Promotion.
Quảng cáo ấn tượng
Shopee triển khai các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị trực tuyến thông qua các kênh mạng xã hội, trang web, ứng dụng di động và các nền tảng trực tuyến khác. Họ sử dụng quảng cáo kỹ thuật số, email marketing, banner quảng cáo, và các hình thức tiếp thị trực tuyến khác để quảng bá sản phẩm và tạo sự chú ý đến nền tảng Shopee.
Shopee sản xuất các TVC triệu views như:
- Baby Shark với sự xuất hiện của Bảo Anh và Bùi Tiến Dũng.
- Sơn Tùng và TVC đã rẻ vô địch chưa?
- Park Hang Seo và chiến dịch siêu mua sắm
- BlackPink và bản hit Du-du-du-du
Các TVC của Shopee luôn bắt trend và tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người xem. Ngoài ra, Shopee cũng thành công trong việc sử dụng những người có tầm ảnh hưởng.
Sử dụng KOLs
Shopee vô cùng khôn khéo trong việc sử dụng influencer Marketing. Sơn Tùng MTP, Ronaldo hay Blackpink, Park Hang Seo đều là những tên tuổi nổi tiếng có lượng fan hùng hậu.
Tuỳ theo từng thời điểm và mối quan tâm của dư luận, Shopee luôn khéo léo tìm chọn người phù hợp để quảng bá. Vì vậy, các chiến dịch sales của Shopee luôn trở thành tâm điểm của mạng xã hội.
Chiến dịch khuyến mãi
Shopee thường xuyên triển khai các chiến dịch khuyến mãi và ưu đãi để thu hút và kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng. Điều này bao gồm giảm giá sản phẩm, mã giảm giá, voucher, quà tặng miễn phí và các chương trình khuyến mãi đặc biệt khác. Các chiến dịch này tạo ra sự kích thích và động lực cho khách hàng thực hiện giao dịch trên Shopee.
Người dùng Shopee đã có thói quen “săn sale” khi mua sắm cùng Shopee vào các ngày trong tháng như: 1/1, 2/2, 3/3….Hàng loạt các mã giảm giá được tung ra thị trường kèm nhiều CTKM hấp dẫn. Shopee luôn thu hút khách hàng và kích cầu mua sắm thành công.
Xem thêm các dịch vụ marketing của Jamina:
Chương trình thưởng
Shopee áp dụng chương trình thưởng và hệ thống điểm thưởng để khuyến khích khách hàng mua hàng. Các khách hàng hạng vàng, bạc sẽ nhận được nhiều voucher chiết khấu ưu đãi. Điều này bao gồm việc tích lũy điểm thưởng khi mua hàng, nhận phần thưởng và ưu đãi đặc biệt, và tham gia vào các chương trình khách hàng VIP.
Shopee đã tạo nên “cơn địa chấn” trong ngành TMĐT với hàng loạt chiến lược marketing thông minh. Bằng việc phân tích dựa trên mô hình marketing mix, Jamina hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hấp dẫn để ứng dụng cho hoạt động doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ quay trở lại với nhiều bài viết về chiến lược marketing của các thương hiệu lớn. Nhớ đón đọc Blog marketing của Jamina thường xuyên bạn nhé!