Bán hàng trước hay làm thương hiệu trước? Khi nào cần xây dựng thương hiệu? Làm thương hiệu phải tốn rất nhiều tiền? Thời điểm thích hợp nhất để làm thương hiệu là khi nào? Đây là một trong những câu hỏi “muôn thuở” của các CEO khi start-up. Trong bài viết này, Truyền thông Jamina xin chia sẻ cùng các sếp nhằm giải mã các vướng mắc trên.
Ra quyết định phụ thuộc vào tình hình kinh doanh
Các sếp thường đắn đo giữa 2 lựa chọn: bán hàng trước hay xây thương hiệu trước. Dù rằng mục đích chung vẫn là tìm kiếm khách hàng và gia tăng lợi nhuận. Nhưng bài toán “con gà quả trứng” này khiến chúng ta vô cùng đau đầu.
Không làm thương hiệu, sao tìm được khách hàng mới? Khách hàng liệu có mua hàng của chúng ta mà không cần thương hiệu? Chỉ bạn mới là người hiểu doanh nghiệp của mình nhất.
- Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh, đã có sẵn nhiều mối quan hệ, hãy tập trung bán hàng trước và “để dành” tiền cho hoạt động phát triển thương hiệu sau này.
- Nếu bạn có sản phẩm dịch vụ độc đáo nhưng chưa nhiều người biết, hãy xây dựng thương hiệu để khách có thể biết đến, dùng thử và cảm nhận.
- Nếu bạn có nguồn vốn dồi dào, hãy xây dựng thương hiệu bài bản từ bước đi đầu tiên để tạo lợi thế về sau.
- Mặt khác, tuỳ vào chiến lược của bạn trong mỗi thời điểm kinh doanh. Bạn có thể sử dụng cả hai phương pháp đồng thời, tức là bán hàng trước để tạo doanh thu và xây dựng thương hiệu dưới đó. Cách này có thể giúp bạn tối ưu hóa cơ hội kinh doanh.
Quan điểm sai lầm khi xây dựng thương hiệu
Tại sao các doanh nghiệp lớn thường chi tiền tỷ cho các hoạt động quảng bá thương hiệu? Làm thương hiệu phải tốn rất nhiều tiền, liệu có đúng? Quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Chỉ cần chúng ta có cách làm đúng, hướng đi đúng, chúng ta vẫn có thể làm thương hiệu với ngân sách thấp mà vẫn hiệu quả.
Làm thương hiệu rất tốn tiền
Trước đây, khi nghĩ đến làm thương hiệu người ta nghĩ ngay đến những kênh “to tát” như: quảng cáo truyền hình, biển bảng sân bay, quảng cáo ngoài trời…. Tuy nhiên, ngày nay bạn hoàn toàn có thể tận dụng triệt để các kênh truyền thông digital như: Thiết kế Website, Xây dựng Fanpage, xây dựng cộng đồng Group… Những kênh này chi phí tương đối thấp mà có thể mang đến hiệu quả cao khi làm đúng.
Doanh nghiệp nhỏ không cần thương hiệu
Đã là doanh nghiệp nhỏ, bạn không làm thương hiệu thì không ai biết đến bạn. Khi không biết, làm sao họ có thể dùng thử, cảm nhận tốt và đồng hành lâu dài?
Tại sao giữa “rừng đối thủ” khách hàng phải mua hàng của bạn? Bạn cần một dấu ấn riêng để thu hút những ánh nhìn. Và tất nhiên, thương hiệu sẽ giúp bạn tạo tin tưởng, uy tín để hấp dẫn đối tác, khách hàng.
Hữu xạ tự nhiên hương, không cần làm thương hiệu
2 chai nước rửa bát chất lượng như nhau, một chai được đầu tư về thiết kế, nhận diện tốt sẽ được lựa chọn. Dù sản phẩm bạn có tốt nhưng làm sao để có khách hàng đầu tiên dùng và biết tốt để còn giới thiệu người khác? Chất lượng sản phẩm là điều quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, nếu không quảng bá, “người đẹp ngủ trong rừng” thì đợi tới bao giờ mới có người đến “giải cứu” đây?
Thời điểm vàng để làm thương hiệu
Thời điểm vàng để làm thương hiệu có thể xuất hiện trong nhiều giai đoạn của sự phát triển doanh nghiệp.
Mới ra nhập thị trường
Bạn cần xây dựng thương hiệu để tăng nhận diện, tạo dấu ấn, thu hút khách hàng, định rõ giá trị độc đáo mà bạn mang lại cho khách hàng.
Xem thêm: Dịch vụ xây móng cho thương hiệu
Thay đổi chiến lược, mở rộng thị trường
Nếu bạn đã có một thương hiệu, hãy đảm bảo rằng nó phản ánh chiến lược mới và sự mở rộng của bạn. Có thể cần điều chỉnh thông điệp và hình ảnh thương hiệu để phù hợp với hướng mới của doanh nghiệp.
Nếu thay đổi liên quan đến việc giới thiệu sản phẩm mới hoặc mở rộng dòng sản phẩm, sử dụng thương hiệu để tạo sự tương tác và hứng thú từ khách hàng về những sản phẩm này.
Chuyển từ mô hình kinh doanh truyền thống sang online
- Tận dụng các kênh trực tuyến: Khi chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trực tuyến, bạn có thể tận dụng các kênh trực tuyến để xây dựng thương hiệu và tiếp cận khách hàng. Sử dụng mạng xã hội, trang web, và email marketing để thúc đẩy thương hiệu của bạn.
- Trong môi trường trực tuyến, trải nghiệm của khách hàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tạo ra một trải nghiệm trực tuyến độc đáo và thu hút sẽ giúp bạn xây dựng thương hiệu mạnh mẽ trên nền tảng trực tuyến.
Lưu ý khi xây dựng thương hiệu từ bước đầu tiên
Khi xây dựng thương hiệu, bạn cần chú ý các vấn đề sau:
Sản phẩm là cốt lõi
Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng thương hiệu. Đảm bảo rằng sản phẩm của bạn đáp ứng hoặc vượt qua kỳ vọng của khách hàng và cung cấp giá trị thực sự. Thương hiệu mạnh mẽ không thể xây dựng trên một sản phẩm kém chất lượng hoặc không đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Đảm bảo các hoạt động pháp lý liên quan đến thương hiệu
Bảo đảm rằng tên thương hiệu của bạn không vi phạm bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ hoặc quyền thương hiệu nào khác. Cũng cần xem xét việc đăng ký thương hiệu của bạn để bảo vệ quyền sở hữu và tránh tranh chấp pháp lý trong tương lai.
Không quảng bá khi sản phẩm chưa hoàn thiện
Trước khi tiến hành chiến dịch quảng cáo, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn nên được kiểm tra và hoàn thiện. Không nên quảng bá một sản phẩm có nhiều lỗi hoặc chưa đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng. Điều này có thể gây hại đến uy tín của thương hiệu và thất vọng cho khách hàng.
Các hoạt động xây dựng thương hiệu từ bước đầu tiên
Việc xây dựng thương hiệu từ bước đầu tiên đòi hỏi một loạt các hoạt động chi tiết để tạo nền móng vững vàng. Hãy tham khảo các công việc liên quan dưới đây:
Nghiên cứu thị trường và khách hàng
- Nghiên cứu thị trường để hiểu về đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường và cơ hội tiềm năng.
- Xác định đối tượng mục tiêu của bạn, bao gồm độ tuổi, giới tính, sở thích, và nhu cầu của họ.
- Tìm hiểu về khả năng mua sắm, quyết định mua sắm, và hành vi mua sắm của khách hàng.
Định rõ giá trị cốt lõi và mục tiêu thương hiệu:
- Xác định giá trị cốt lõi mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại cho khách hàng.
- Định rõ mục tiêu kinh doanh và lợi ích mà bạn muốn thương hiệu của bạn phản ánh.
Lập kế hoạch thương hiệu
- Xây dựng một kế hoạch thương hiệu chi tiết, bao gồm các yếu tố như tên thương hiệu, logo, thông điệp cốt lõi, và hình ảnh thương hiệu.
- Xác định những cách bạn sẽ tạo và duy trì sự tương tác với khách hàng và tạo dấu ấn trong thị trường.
Lựa chọn tên thương hiệu và thiết kế logo
- Chọn một tên thương hiệu phù hợp với giá trị và lợi ích của bạn, dễ nhớ và không gây nhầm lẫn với các thương hiệu khác.
- Thiết kế một logo độc đáo và thú vị, phản ánh giá trị và mục tiêu của bạn.
Tham khảo dịch vụ: Thiết kế ấn phẩm truyền thông Jamina
Các dịch vụ thiết kế nhận diện thương hiệu: Thiết kế logo, thiết kế hồ sơ năng lực, thiết kế catalogue, thiết kế name card…
Xây dựng trang web và mạng xã hội
- Tạo trang web chuyên nghiệp và dễ sử dụng để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
- Tạo và quản lý các trang mạng xã hội để tương tác với khách hàng và chia sẻ thông điệp thương hiệu.
Tham khảo:
Thiết kế Website chuẩn Digital
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng
- Tương tác tích cực với khách hàng qua mạng xã hội, email marketing và các kênh trực tiếp khác.
- Lắng nghe phản hồi của khách hàng và điều chỉnh thương hiệu của bạn dựa trên phản hồi này.
Theo dõi và đánh giá
Thường xuyên đo lường và đánh giá hiệu suất thương hiệu của bạn bằng cách sử dụng các chỉ số quan trọng như nhận diện thương hiệu, lợi nhuận, và phản hồi khách hàng.
Tối ưu hóa và phát triển
Dựa trên thông tin và phản hồi bạn nhận được, tối ưu hóa kế hoạch thương hiệu của bạn và liên tục phát triển thương hiệu của bạn để đáp ứng sự thay đổi trong thị trường và nhu cầu của khách hàng.
Xây dựng thương hiệu từ bước đầu tiên là một quá trình dài hơi và liên tục, nhưng nó rất quan trọng để tạo nền móng cho sự thành công và phát triển của doanh nghiệp của bạn.
Để được hỗ trợ tư vấn các dịch vụ marketing “Xây móng cho doanh nghiệp”, xin vui lòng liên hệ zalo/hotline: 03 6464 8286 để được tư vấn.